Sức hút toàn cầu của Dragon Ball thì không phải bàn cãi, tác phẩm không chỉ ảnh hưởng rất nhiều đến các thể loại truyện khác mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa tại Nhật Bản. Tuy nhiên tác động của Dragon Ball tại Mỹ Latinh thậm chí còn vượt xa vai trò của một bộ phim hoạt hình đến từ Nhật Bản. Vì sao lại thế? Bạn hãy cùng Hobiverse tìm hiểu nhé.
Từ một bộ phim được phát với kinh phí thấp trở thành hiện tượng
Dragon Ball Z lần đầu tiên được phát sóng ở Mexico như một giải pháp chi phí thấp cho các kênh truyền hình nhằm phục vụ khán giả trẻ. Tại quốc gia đó chỉ có một số xưởng phim hoạt hình với ngân sách thấp, có quy mô rất nhỏ sản xuất telenovelas. Bởi lẽ các công ty sản xuất không tin rằng phương tiện truyền thông dành cho phụ nữ và trẻ em đáng để họ đầu tư số tiền lớn vào. Vì vậy, thuê phim hoạt hình từ các nước khác trở thành một giải pháp tuyệt vời, với chi phí phải chăng hơn cho các chương trình hoạt hình ở khu vực Mỹ Latinh.
Ngoài vai trò là một giải pháp tiết kiệm chi phí, anime ở Mỹ Latinh thường được đối xử khác nhiều so với anime ở Bắc Mỹ. Ví dụ: Tại Mỹ, các bộ anime như Knights of the Zodiac: Saint Seiya được lồng tiếng hai lần,đồng thời bị cắt giảm đáng kể trong khâu kiểm duyệt yếu tố bạo lực, cuối cùng là phim chỉ được phép giới hạn trong 32 tập. Cũng bộ phim đó nhưng khi được chiếu ở Mỹ Latinh lại được đổi tên lại là Saint Seiya: Caballeros Del Zodiaco, vừa không bị chỉnh sửa quá mức vừa được chiếu thêm đến OVA. Chính vì vậy, trong khi Hoa Kỳ liên tục do dự trước các bộ anime dài tập với các phân cảnh giới hạn độ tuổi thì các bộ phim truyền hình đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều trẻ em ở Mỹ Latinh.
→ Tham khảo các mô hình tại Hobiverse: Dragon Ball Z History Box Mô Hình Nhân Vật BANPRESTO HBP-17977
Dragon Ball Z là một trong những anime đầu tiên được du nhập vào Mỹ Latinh. Bộ phim đã đạt được sự thành công vô cùng khủng khiếp. Các nhân vật trong Dragon Ball bắt đầu xuất hiện trước công chúng theo nhiều cách khác nhau. Bạn còn có thể thấy các nhân vật nổi tiếng trong Dragon Ball như Songoku, Vegeta,... trong các cuộc diễu hành trên đường phố ở Colombia, trên áo bóng đá ở Argentina và các nhà hàng ở Mexico.
Vì sao anime tại Bắc Mỹ và Mỹ Latinh lại khác nhau đến vậy?
Telenovelas là tiểu thuyết kịch phẩm thường có nguồn gốc từ Mexico, Argentina và Brazil. Thể loại này làm chủ yếu về chủ đề người lớn có yếu tố bạo lực, ma túy hoặc thậm chí là nội dung khiêu dâm. Hơn nữa, chúng còn được biết đến với tông màu khá khoa trương và có nhiều đặc điểm tương tự như anime. Có lẽ đây là lý do mà anime nhanh chóng được đón nhận tại Mỹ Latinh.
Trong khi đó ở Mỹ, các chương trình truyền hình và hoạt hình ngắn thường được tạo ra với mục đích chính là bán sản phẩm. Thị trường đồ chơi ở Mỹ được xem là ưu tiên hàng đầu, trong khi ở Mỹ Latinh thì nhằm mục đích giải trí. Thêm vào đó, người xem hoạt hình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, được xem là thị trường thứ cấp. Mỹ đã từ chối sự du nhập của anime vào thời điểm đó, vậy nên Nhật Bản đã thực hiện một số thỏa thuận cấp phép với Mỹ Latinh.
Mãi cho đến khi anime trở nên cực kỳ phổ biến ở Mỹ Latinh thì Hoa Kỳ mới bắt đầu chú ý. Tuy nhiên, cho dù họ quyết định bắt đầu phát sóng anime, một số bộ phim bị chỉnh sửa và kiểm duyệt đến mức không thể nhận ra. Còn châu Mỹ Latinh đã quyết định giữ nguyên các chương trình, bảo tồn những ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản trong anime.
Tác động của Dragon Ball tại Mỹ Latinh đã vượt xa văn hóa của anime, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân. Không chỉ Mỹ Latinh, văn hóa phim ảnh của nhiều nước khác cũng bị tác động, quả thật Dragon Ball của tác giả Toriyama Akira xứng đáng với từ siêu phẩm.